Khi nghiên cứu chuyên sâu về Lịch sử 100 năm của các Thị trường chứng khoán và Kinh tế thế giới, thì mình phát hiện ra 2 “phát minh” cực kỳ hữu ích để áp dụng vào công cuộc đầu tư của mình:
Chu kỳ sóng kinh tế Kondratieff – Mô hình Kondratiev Wares:
Được viết vào năm 1920 bởi Nikolai Dmitriyevich Kondratiev (1892 – 1938) – một nhà kinh tế học người Nga. Những mô hình Sóng Sin mà ở những bài viết về chu kỳ trước tôi có giới thiệu, là những mô hình sóng nhỏ hơn những phần chung đều dựa vào nền tảng lý thuyết sóng kinh tế của Kondratiev.
Các thống kê của Kondratiev cho thấy các chu kỳ kinh tế thường kéo dài từ 50 đến 60 năm, điều này mình thấy khá tương đồng với Ray Dalio – Chu kỳ Lớn
Ngoài ra, trong các con sóng chu kỳ lớn, ông còn chia chúng thành 4 giai đoạn kinh tế Mở rộng, Hưng thịnh, Trì trệ, Suy thoái tương ứng với 4 mùa (Xuân, Hạ, Thu, Đông).
Kodratiev mô tả chi tiết về các mùa trong chu kỳ kinh tế, ngoài ra ông còn chỉ ra các ngành phù hợp và các kênh đầu tư tiềm năng.
Sau này, nhiều nhà khoa học khác đã áp dụng Chu kỳ Kondratieff vào nhiều lĩnh vực như chu kỳ Công nghệ Hibert (2000), Chu kỳ đầu tư cơ sở hạ tầng Kuznets (1968),…
Đồng hồ đầu tư – Investment Clock:
Phát minh năm 1990 bởi Trevor Greetham – nhà quản lý Quỹ người Anh. Chi tiết về Investment Clock: Tiếng Anh
Khác với mô hình Kondratieff ở trên, mô hình Investment Clock chia chu kỳ kinh tế thành các múi giờ, từng trạng thái của tài sản tài chính sẽ được miêu tả chi tiết hơn.
Giai đoạn khôi phục từ 6h-9h. Lúc này kinh tế vừa qua đáy khủng hoảng. Lãi suất ngân hàng giảm dần, kinh tế dần hồi phục. Thất nghiệp giảm dần. Thị trường chứng khoán tăng trở lại. Giá hàng hóa, bất động sản phục hồi. Lợi nhuận doanh nghiệp được cải thiện.
Giai đoạn bùng nổ được tính trong khoảng 9h-12h. Biểu hiện là kinh tế tăng trưởng rất nóng, lạm phát có xu hướng đi lên. Nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu đều tăng mạnh. Lãi suất ngân hàng có tăng nhưng chưa đến đỉnh. Giá bất động sản tăng cao. Thị trường chứng khoán và BĐS có xu hướng tạo đỉnh.
Giai đoạn giảm tốc nằm trong khoảng 12h-3h. Lúc này lãi suất bắt đầu tăng lên, dòng tiền chuyển dần ra khỏi các kênh đầu tư rủi ro để chuyển sang các kênh đầu tư an toàn hơn. Giá cả hàng hóa bắt đầu giảm xuống. Ngân hàng nhà nước/ FED thắt chặt tiền tệ. Lợi nhuận của doanh nghiệp cũng giảm. Bong bóng Chứng khoán và Bất động sản bắt đầu vỡ và bị bán tháo.
Giai đoạn suy thoái từ 3h-6h. Lúc này lạm phát, lãi suất tăng mạnh. Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ và giảm dự trữ ngoại tệ. Thị trường chứng khoán và bất động sản xuống thấp nhất – thanh khoản giảm mạnh. Giá hàng hóa giảm mạnh. Lợi nhuận các doanh nghiệp giảm mạnh, nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phá sản.
Tương ứng với mỗi múi giờ của Investment Clock chúng ta có tập trung vào một nhóm ngành để tối ưu hóa lợi nhuận.
- Giai đoạn 6-9h – Mua mạnh: Cổ phiếu vốn hóa nhỏ (tăng trưởng nhanh), Cổ phiếu chu kỳ sớm (Hàng hóa, Tài chính, Công nghệ), cổ phiếu giá trị;
- Giai đoạn 9-12h – Tăng nóng: Cổ phiếu chu kỳ muộn (Bán lẻ, Du lịch, Năng lượng), cổ phiếu vốn hóa lớn;
- Giai đoạn 12-3h – Bán mạnh: Cổ phiếu phòng thủ (Tiện ích, Y tế), Cổ phiếu tài sản tốt (tiền nhiều, trả cổ tức đều);
- Giai đoạn 3-5h – Quan sát: Cổ phiếu vốn hóa nhỏ tăng trưởng riêng, Cổ phiếu dưới giá trị, tiền mặt.
Hãy ngồi tính xem chúng ta đang ở chu kỳ nào hoặc múi giờ nào, sau đó ra chiến lược đầu tư cho phù hợp với chu kỳ tiếp theo nhé. Tuy nhiên Thị trường Tài chính vẫn bị tác động bởi các nhà Tạo lập thị trường, đầu tư là nghệ thuật nên không có công thức nào là Kim Chỉ Nam