Đường trung bình di động (Moving average) là gì?
Đường MA là chỉ báo xu hướng, mục đích chính là để giá đang vận động theo xu hướng tăng, giảm hay không có xu hướng. Nó được xem là chỉ báo chậm, nó không có tác dụng để dự báo mà chủ yếu là sẽ vận động theo diễn biến giá đã được hình thành, nhìn chung nó có ý nghĩa tương đối. Chỉ báo này được tính dựa trên mức giá đóng cửa trung bình giá trong một khoảng thời gian.
Các loại đường trung bình động
Có 2 dạng đường trung bình động được sử dụng phổ biến là đường trung bình di động giản đơn (SMA) và đường trung bình di động hàm mũ (EMA). Đường trung bình giản đơn được tính bằng cách lấy trung bình cộng của giá động cửa trong một khoảng thời gian, còn đường trung bình hàm mũ được tính toán phức tạp hơn vì có gán trọng số vào giá trị, do đó dường EMA về cơ bản sẽ cho tín hiệu nhanh hơn đường SMA.
Nên sử dụng thông số thời gian bao nhiêu cho các đường trung bình di động
Có rất nhiều period khác nhau để thiết lập thông số cho đường trung bình di động (MA), việc sử dụng period nào thì đều có ý nghĩa cả.
Đối với khung đồ thị Daily, chúng ta thường hay sử dụng các period 20, 50, 100, 200 ngày. Vì sao ở khung Daily chúng ta nên sử dụng các period này? Thông số 20 ngày MA(20) biểu thị thời gian trong vòng 1 tháng giao dịch; thông số MA(50) biểu thị thời gian giao dịch 1 quý (1 quý là kỳ công bố Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp; thông số MA(100) đại diện cho 2 quý và thông số MA(200) đại diện cho 1 năm.
Đối với khung đồ thị trong ngày, áp dụng đối với khung đồ thị 1 giờ thì thông số MA(20) và MA(50) được sử dụng hợp lý hơn. Period 20 biểu thị cho khoảng thời gian 5 phiên trên khung đồ thị 1 giờ và Period 50 biểu thị cho khoảng thời gian 10 phiên trên khung đồ thị 1 giờ.
Những ứng dụng của đường trung bình động
Xác định xu hướng – Sự giao pha giữa các đường MA
Ở ví dụ minh họa trên, các đường MA đóng vai trò rất tốt giúp chúng ta nhận biết được xu hướng đã hoàn thành hay chưa. Khi đường MA(20) tạo thành điểm cắt lên trên với tất cả các đường MA khác như MA(50), MA(100) hay MA(200) thì đó là trạng thái xác định xu hướng tăng đã được hình thành.
Ngược lại, khi đường MA(20) tạo điểm cắt xuống các đường MA lớn hơn thì lúc đó xu hướng giảm đã được hình thành.
Xác định các vùng kháng cự/hỗ trợ
Các đường MA cũng là các mức hỗ trợ rất đáng tin cậy, ở nhịp đầu tiên giá có nhịp nhúng xuống khu vực quanh đường xu hướng MA(20) rồi sau đó tiếp tục bật tăng trở lại. Ở nhịp nhúng xuống lần thứ hai thì chỉ số về quanh MA(50) rồi sau đó vẫn tiếp tục duy trì đà tăng tiếp theo. Chỉ khi nào sử dụng đúng Period phù hợp với timeframe thì các đường này mới cho độ tin cậy cao.
Nguồn: hsc