Bong bóng Kinh tế là thuật ngữ chỉ hiện tượng đầu cơ tràn lan trên thị trường, làm giá cả hàng hóa tăng đột biến đến mức không tưởng.
Loạt bài này mình sẽ mô tả lại các Thảm họa Bong bóng Kinh tế chấn động lịch sử trên thế giới.
Bong bóng Hoa Tulip (1637)
Điểm qua Hiện tượng Lan Var ở Việt Nam vào giữa năm 2021
Vào giữa năm 2021, ở Việt Nam xuất hiện hàng loạt vụ mua bán lan đột biến với giá trị lên đến hàng chục tỷ đồng, thậm chí hàng trăm tỷ đồng mỗi cây. Lan đột biến đang tạo ra “Cơn sốt ảo” thu hút hàng ngàn người bỏ tiền vào đầu tư, ẩn chứa nhiều rủi ro khiến thị trường sụp đổ, như đã từng xảy ra với cây sanh cách đây đúng 10 năm.
Phong trào chơi lan đột biến gen đang trở thành cơn sốt thu hút rất đông người tham gia đầu tư. Các hoạt động mua bán, giao dịch, chuyển nhượng, trao đổi hoa lan đột biến diễn ra khá rầm rộ trên “chợ online”. Với những cái tên mỹ miều do các nhà vườn tự đặt, như : “5 cánh trắng Bảo Duy”, “Hồng mỹ nhân”, “Ngọc sơn Cước”… dù chỉ dài vài cm hoặc mới nhú nhưng có giá rất cao, sau mỗi lần mua đi bán lại, giá của mỗi chậu lan đã tăng lên hàng tỷ đồng.
Giá trị hoa lan đột biến hiện nay được định giá tự do, không có căn cứ, cơ sở pháp lý. Đây là cơ hội cho các hành vi lợi dụng để “thổi giá”, dẫn dụ nhiều người chơi mới, kém hiểu biết tham gia vào thị trường lan. Tiền tỷ, đến chục tỷ đồng mà nghe nhẹ như lá mít.
Vậy mà đã có những người nhảy cầu vỡ nợ vì ôm mộng làm giàu nhanh cầm cố tài sản đầu tư vào thị trường “lan đột biến” này.
⇒ Đây cũng được coi là một hiện tượng Bong bóng Kinh tế được hình thành trong một phạm vi nhỏ!
Hội chứng hoa tulip
Một hiện tượng tương tự đã xảy ra tại Hà Lan mà cái đây gần 400 năm với quy mô rộng hơn, tổn thất khủng khiếp hơn và đã gây chấn động không chỉ với nền kinh tế Hà Lan mà con đối với toàn thế giới.
Hàng nghìn Thương gia, Quý tộc đã phải bước ra đường với chiếc mũ lộn ngửa xin gia nhập môn phái cái bang. Sau phía vô đó nhiều người khác thì biểu diễn màn ảo thuật nhảy cầu và không bao giờ trở lại.
Bong bóng hoa Tulip – Hoa Tulip hay với tên gọi khác là Uất Kim Hương, một bông hoa rất đẹp. Loài hoa này có nguồn gốc từ Đế quốc Ottoman được du nhập vào Châu Âu vào khoảng năm 1593.
Với vẻ đẹp xuất sắc của mình hoa Tulip sớm trở thành những món hàng yêu quý của giới Quý tộc tại Hà Lan. Khi giới Quý tộc muốn thể hiện sự giàu có, họ dựng lên những dinh thự lộng lẫy, bao quanh là một vườn hoa rộng lớn xinh đẹp đủ màu sắc và đương nhiên không một khu vườn nào thiếu được sự hiện diện của những bông hoa Tulip.
Trồng hoa Tulip rất khó, có thể phải mất nhiều năm một bông hoa Tulip mới nở, chắc chắn là khó hơn hoa Lan của Việt Nam. Cho nên tại thời điểm đó hoa Tulip đã rất quý hiếm và đắt đỏ nhưng cái giá của nó cũng phù hợp với những gì mà nó mang lại.
Có lẽ vẫn tốt đẹp cho đây còn năm 1930, Hà Lan bước vào kỷ nguyên vàng của giao thương – nơi đây trở thành trung tâm trao đổi hàng hóa khổng lồ. Những con tàu lớn chuyên vận chuyển tụ tập từ khắp mọi nơi trong đó có những bông hoa Tulip.
Nhưng không ai biết rằng và chẳng ai sẽ tin rằng những bông hoa Tulip nhỏ bé đó sẽ làm đảo lộn cả một đất nước hùng mạnh khiến nền kinh tế sụp đổ, khiến hàng ngàn người tàn cửa nát nhà.
Hoa Tulip vốn đã đẹp nhưng trong số đó có những bông được xếp hạng cao hơn quý hơn và đẹp nhất quý nhất là loài hoa Semper Augustus bởi vì trên những bông hoa Semper này có những dải màu sặc sỡ kéo dài theo cánh hoa. Người ta gọi đó là những bông hoa bị vỡ giống như hoa lan tại Việt Nam có những dòng hoa đắt đỏ và được cho là đẹp hơn hẳn gọi chung là Lan Var – hoa đột biến trước đây thì những bông hoa Lan có màu trắng là đắt rồi, nhưng giờ lại có loại thêm cánh hồng cũng đắt không kém.
Hoa Tulip cực kỳ quý hiếm, riêng dòng Semper khi người ta đã ghi nhận rằng chỉ tồn tại có 12 bông trên toàn thế giới và vì vậy chúng cực kỳ đắt đỏ. Trong giao dịch mua bán hoa Tulip, đắt nhất là 5.000 Florin. Vào thời điểm đó 1 Florin tương ứng 1 chỉ vàng ⇒ 5.000 Florin tương ứng với 500 cây vàng và nêu đổi ra số tiền USD vào năm 2023 này thì khoảng hơn 1 triệu USD và quy ra tiền Việt là khoảng 24 tỷ VND cho 1 bông Tulip.
Bắt đầu nhưng thương nhân nhạy bén nhận thấy sự hấp dẫn của thị trường hoa Tulip, họ vung tay đầu tư lớn và đẩy giá ngày càng cao. Khi thấy giá hoa ngày càng tăng lại có thêm nhiều người giàu và giới Quý tộc cũng tham gia vào đầu tư và đẩy giá cả hơn nữa. Giá càng cao càng nhiều người lao vào vì nghĩ rằng có thể dễ dàng kiếm được tiền.
Giá hợp đồng của những giống hoa quý hiếm tiếp tục tăng trong suốt năm 1636, rồi đến tháng 11, đến cả giá của những hạt giống thông thường cũng bắt đầu tăng, đến nỗi chẳng bao lâu nữa, bất kỳ củ hoa tulip nào cũng có thể thu hút được hàng trăm người mua. Trong năm đó, người Hà Lan đã tạo ra một loại thị trường tương lai, nơi mọi người mua và bán hợp đồng quyền mua củ hoa vào cuối mùa. Các thương nhân gặp nhau tại “khu cao đẳng” ở các quán rượu và những người được yêu câu phải trả 2.5% phí “tiền rượu”, tối đa là 3 đồng guilder mỗi giao dịch. Không bên nào trả tiền ký quỹ ban đầu, cũng không cần trả ký quỹ thị trường. Người Hà Lan miêu tả việc giao dịch hợp đồng hoa tulip như vậy là windhandel (nghĩa đen là “mua bán gió”), bởi vì chẳng có củ hoa nào được trao tay sau giao dịch cả. Toàn bộ hoạt động kinh doanh được diễn ra bên lề đời sống kinh tế của Hà Lan chứ không hề được thông qua Sở giao dịch chính thức.
Mùa thu năm 1636, thời điểm mà điều thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư tại Hà Lan không phải là chỉ số chứng khoán Dow hay Nasdaq mà chính là giá của những bông hoa tulip. Loài hoa này đã làm say mê của những nhà làm vườn và lượng cầu về hoa tulip đã vượt hơn hẳn lượng cung.
Hà Lan vừa mới phục hồi sau cơn khủng hoảng kinh tế và người nông dân nơi đây đã có tiền để mạnh tay tiêu pha. Việc mua bán củ hoa tulip trở thành cách đầu cơ điên cuồng vì họ tin là giá loại “cổ phiếu” này sẽ tăng lên trong tương lai. Có những tuần giá có thể tăng gấp đôi. Doanh nhân, thợ nề, mục sư và cả luật sư đều trở thành những thương nhân đổ mạnh dòng vốn ra thị trường.
Giá cả tăng nhanh đến chóng mặt. Cho đến đỉnh điểm, một số củ tulip hiếm nhất được bán với giá tương đương 100.000 USD ngày nay. Một người yêu hoa tulip và muốn đầu cơ nó, bỏ ra 3000 guđơ (tiền Hà Lan) không phải là quá đắt để sở hữu một củ tulip có giá trị. Năm 1637, một nhà văn đã chỉ ra rằng lượng tiền để mua củ tulip có thể mua được những thứ sau:
- 24 tấn lúa mì
- 1 con tàu
- 48 tấn lúa mạch đen
- 2 tấn bơ
Hiện tượng có hiệu ứng lan truyền và dần dần trở thành một cái Bong bóng phình to. Giá hoa chỉ cho một thời gian ngắn đã tăng lên gấp 2000%. Vòng xoáy của đồng tiền đã khiến cho những người đầu tư không còn đủ tỉnh táo để nhận ra rằng giá tiền đã đi quá xa và giá trị của một bông hoa Tulip.
Và vào một ngày đẹp trời, khi giá hoa Tulip đã quá cao và những bông hoa thì quá nhiều không còn ai muốn mua vào nữa giá hoa ngay lập tức lao xuống vực thẳm giảm gấp 1.000 lần. Những bông hoa quý giá bỗng trở nên rẻ như hoa dại ngoài đường. Hàng nghìn người nắm trong tay những bông hoa trị giá cả triệu USD, bỗng dưng thành những bông hoa cho không ai lấy.
Sự than khóc đổ xô khắp xã hội nằm ngoài cả phạm vi lãnh thổ Hà Lan và nổi lên khắp nơi nhiều Nhà Quý Tộc đã trở thành ăn mày lang thang ngoài đường.
Lợi nhuận ảo trên giấy tờ bị xoá sạch. Tulipomania (hội chứng hoa Tulip) đã kết thức nhanh chóng giống hệt như là lúc nó bắt đầu. Một cú sốc lớn cho nền thương mại của Hà Lan mà phải đến gần 10 năm sau mới cơ thể phục hồi!