Kinh tế Việt Nam 2023 sẽ khó khăn như thế nào?
Vọc xong đống Báo cáo Kết quả kinh doanh Q4/2022 của các DN Việt Nam có niêm yết trên sàn chứng khoán và vài bài viết nhận định thị trường kinh tế 2023 của các công ty chứng khoán thì mình thấy có mấy gạch đầu dòng như sau:
Nhìn lại 2022
- Q4/2022, dễ có thể đoán được việc ảnh hưởng từ bất ổn về chính sách thế giới, lạm phát tăng cao, FED tăng suất liên tục, giá nguyên vật liệu đầu vào leo thang, Trung Quốc đóng cửa chống dịch ⇒ là những tác nhân ảnh hưởng chuỗi cung cầu của nền kinh tế giới nói chung và tất nhiên kinh tế Việt Nam cũng không thể không bị ảnh hưởng; và tất nhiên con số tăng trưởng lợi nhuận (-30%) so với cùng kỳ
- Nhóm Phi tài chính (các DN sản xuất) góp phần thổi bay hơn 1/2 giá trị LNST toàn thị trường so với cùng kỳ.
- Chiếm tỷ trọng lớn nhất về vốn hoá cũng như Lợi nhuận ròng trong suốt nhiều thập kỷ qua, không ai khác đó chính là Ngân hàng. Nhưng các vấn đề bắt bớ, Trái phiếu, nợ xấu thì Ngân hàng Q4/2022 thể hiện rõ việc Chi phí vốn cao, tăng trưởng huy động giảm ⇒ Tiền đắt nay càng đắt thêm
- BĐS nổi cộm nhất 2022 với FLC, VTP, Trái phiếu, đói thanh khoản, khung pháp lý ⇒ Chính phủ chưa có động thái rõ rệt để “Cứu”
- Cú rơi về 875 điểm của TTCK vào tháng 11/2022 ⇒ Call Margin, Force Sell, tâm lý tiêu cực đã tạo đáy trong ngắn hạn và cũng thế thể là đáy của trung, dài hạn.
Bức tranh toàn cảnh 2023:
- Các nhận định của các công ty chứng khoán thực sự quá khả quan so với quan điểm của mình ⇒ Đâu phải cứ tiêu cực thì cần cho dân tình biết nó tiêu cực thật đâu 🙂
- Nhóm Ngân hàng muốn xử lý kỹ thuật như thế nào thì thời điểm đẹp nhất để cho nó xấu thì xấu từ đầu năm luôn qua tăng trích lập dự phòng rủi ro, nhảy nhóm nợ xấu, xử lý vấn đề trái phiếu ⇒ Q1/2023 nhóm này sẽ có KQKD tệ và tất nhiên sẽ kéo cả thị trường xuống
- Giới thượng tầng đã có động thái ứng xử với vấn đề Trái phiếu , nhưng theo mình mới chỉ là “Đỡ” thôi, vì một khi chưa có dòng tiền thật chảy vào cơ cấu thì chưa đủ để “Cứu” ⇒ Đống Trái phiếu đến hạn 2023 ~ 309 nghìn tỷ, trong đó trọng yếu rơi vào 120 tỷ TP cho BĐS vẫn là dấu ?
- IIP là chỉ số không thể thiếu khi phân tích vĩ mô, và chắc chắn còn quan trọng hơn nữa với đất nước đang phát triển như VN.
- Thị trường chứng khoán có lẽ đang phản ánh theo kịch bản của “Tổ Lái” nhưng rồi Lái mãi không có ai lên Tàu rồi cũng thả tay về trả về với nền cơ bản ⇒ Timing là yếu tố quan trọng để xác định lên Tàu để đi lâu và đi xa trong dài hạn.